Đức Phật hỏi A-nan: Ông lấy cái gì để thấy thân Phật? A-nan đáp: Lấy tâm và mắt. Phật lại hỏi: Tâm và mắt ở đâu? A-nan đáp: Mắt tức phù trần căn gồm bốn đại chủng, nó ở trên mặt. Thức tâm thì ở trong thân. Phật lại hỏi: Nếu thức tâm ở trong thân, tại sao nó không thấy ruột, gan, tim, phổi các thứ?
Đoạn dẫn tóm tắt trên mở đầu cho chuỗi bảy lớp gạn hỏi tâm của Phật để khai ngộ A-nan. Đoạn kinh này được đánh giá rất cao trong truyền thống Phật học Trung Quốc và nhiều người do đoạn kinh này mà tìm đến nghiên cứu Phật học. Tuy nhiên, nhìn từ quan điểm A-tì-đàm, không những các câu trả lời của A-nan có vẻ ngớ ngẩn, mà cả đến những câu hỏi được cho là nêu lên bởi Phật cũng vô nghĩa. Truyền thống A-tì-đàm, căn cứ trên kinh điển nguyên thủy, tức các bộ A-hàm, mỗi khi nêu lên vấn đề nhận thức, thường dẫn đoạn kinh Phật nói: “Sau khi duyên đến mắt và các sắc, nhận thức mắt phát sinh.” 5 Không riêng các Luận sư A-tì-đàm, mà cả đến các Luận sư Trung quán khi đề cập đến sự xuất hiện của thức cũng thường xuyên dẫn chứng đoạn kinh này.6
Đoạn kinh khác cũng nói: “Nếu mắt nội xứ không bị hư hoại; sắc ngoại giới không lọt vào tầm nhìn, không có sự chú ý thích đáng, thức tương ứng không phát sinh…”7
Ý nghĩa của đoạn kinh nói rằng, bất cứ khi nào và nơi nào mà có sự tụ hội của căn và cảnh, thì khi ấy và nơi ấy thức xuất hiện.
Xem thế đủ thấy rằng mặc dù trong các kinh điển nguyên thủy cũng như Đại thừa đề cập đến thức rất nhiều, và cũng có nhiều đoạn kinh mô tả sự xuất hiện của thức và những điều kiện cần hội đủ để xuất hiện; tuy vậy, nếu cần chỉ thẳng vào cái gì để biết nó là thức, thì điều này không đơn giản. Chính vì vậy mà khi nói đến từ “duy thức”, dù hiểu thức biến theo cách nào, nhưng vì chưa thể xác định được thức là cái gì, nên những giải thích thường trở thành vô nghĩa.
Khi ta thấy một vật, sự thấy này được thực hiện bởi mắt? Hay bởi thức? Hay bởi một cái tôi nào đó làm chủ nhận thức? Những câu hỏi như vậy không thể trả lời trong một vài dòng chữ, mà cần phải qua một quá trình chiêm nghiệm nghiêm túc và lâu dài mới có thể mong đi đến một kết luận dứt khoát.
Huongtich ấn hành 2019.
---
Mục lục
Dẫn vào Duy Thức Học
Tựa quy kỉnh
Chương 1: Ngã và Pháp
Tiết 1: Các quan điểm về Ngã
Tiết 2: Các quan điểm về Pháp
Tiết 3: Tổng kết
Chương 2: Thức A-Lại-Da
Tiết 1: Định danh
Tiết 2: Chủng tử
Tiết 3: Hành tướng và Sở duyên
Tiết 4: Tâm sở tương ưng
Tiết 5: Bản chất và Tồn tục
Tiết 6: Thức hằng chuyển
Tiết 7: Xả A-Lại-Da
Tiết 8: Chứng minh sự tồn tại của căn bản thức
Tiết 9: Lý chứng
Chương 3: Thức Mạt-Na
Tiết 1: Định danh
Tiết 2: Sở y của Mạt-na
Tiết 3: Sở duyên của Mạt-na
Tiết 4: Tính tướng của Mạt-na
Tiết 5: Tâm sở tương ưng
Tiết 6: Phần vị khởi diệt
Tiết 7: Chứng lý tồn tại
Chương 4: Về sáu thức
Tiết 1: Các đặc tính
Tiết 2: Tâm sở tương ưng
Tiết 3: Phần vị hiện khởi của sáu thức
Chương 5: Sở biến của thức
Tiết 1: Biến thái của thức
Tiết 2: Chứng minh giáo nghĩa duy thức
Tiết 3: Duy thức duyên khởi
Tiết 4: Chủng tử và Hiện hành
Chương 6: Tiến trình sinh tử
Tiết 1: Giải thích văn nghĩa
Tiết 2: Mười hai hữu chi
Chương 7: Ba tự tính
Tiết 1: Định nghĩa
Tiết 2: Các vấn đề
Tiết 3: Ba vô tính
Chương 8: Thể nghiệm của thức
Tiết 1: Tư lương vị
Tiết 2: Gia hành vị
Tiết 3: Thông đạt vị
Tiết 4: Tu tập vị
Tiết 5: Cứu cánh vị
Tụng kết nguyện
Thư mục trích dẫn
Từ vựng Sanskrit - Việt - Hán
Sách dẫn