A-tì-đạt-ma câu-xá, tập IV (thiên Phân biệt Tùy miên, Phân biệt Hiền thánh) - In lần 2, 2021
Trên nền tảng giáo lý nhà Phật mà nói, tự bản chất, tất cả mọi loài sinh vật đều bị điều động bởi khát vọng sinh tồn, và từ đó là bản năng tự tồn biểu hiện qua xúc cảm sợ hãi, từ những sinh vật bé nhỏ nhất cho đến loài thượng đẳng. Tất cả những thứ mà phổ thông gọi là bản năng sinh vật chỉ là những biểu hiện thứ cấp của khát vọng sinh tồn, là một đặc tính tâm lý, mà trong Kinh Phật nó được gọi là ái hay khát ái (tṛṣṇā), chi thứ tám trong 12 chi duyên khởi.
Do bị thúc đẩy bởi khát vọng, và cũng là bản năng sinh tồn, các loại sinh vật từ vi tế nhỏ nhiệm cho đến phát triển cao đẳng, trong lịch sử tiến hóa, đã phát sinh nhiều biện pháp để tự vệ và tự tồn, từ cấp độ vật lý-sinh lý đơn giản cho đến trình độ tâm lý cực kỳ phức tạp, mà ta có thể quan sát, như nơi muỗi mòng các thứ, cho đến rắn, rết, voi, cọp, từ những biện pháp phòng ngự, tránh né cho đến tấn công, và những thủ đoạn lừa gạt kẻ thù. Tất cả những hoạt động này, xét về mặt như là những xúc cảm tiêu cực, trong Phật giáo chúng được nói là những tác động của phiền não.
Tuệ Sỹ, "Tổng Luận", A-TÌ-ĐẠT-MA CÂU-XÁ (Tập IV) Thiên 5 & 6,
Hương Tích ấn hành 2016, tái bản 05/2021.
__________
MỤC LỤC
PHẦN I: TỔNG LUẬN
I. Danh nghĩa và phẩm loại
II. Nguyên lý hoạt động
III. Tiềm phục và hoạt động
IV. Thể tính luận
TỔNG LUẬN THÁNH ĐẠO
I. Đối trị phiền não
II. Phần vị đạo
III. Đạo và đối trị đạo
IV. Thuận quyết trạch phần
V. Thánh đạo và thánh quả
VI. Vô học đạo
VII. Thành phần của đạo
PHẦN II: CHÍNH VĂN
Thiên thứ năm:
Chương 1: Thể tính Tùy miên
Chương 2: Phân loại Tùy miên
Chương 3: Hệ phượt
Chương 4: Phân loại tùy miên
Thiên thứ sáu:
Chương 1: Đạo và thánh đế
Chương 2: Gia hành Thánh Đạo
Chương 3: Kiến đạo